Hỗ trợ, kháng cự trong giao dịch, những điều bạn vẫn chưa biết

Hỗ trợ, kháng cự trong giao dịch, những điều bạn vẫn chưa biết

Bạn có thật sự biết Kháng cự, Hỗ trợ là gì?

Hỗ trợmức giá tâm lý mà người bán cho rằng quá thấp nên không muốn bán. Ngược lại rất nhiều người sẵn sàng mua vào. Gây ra sự chênh lệch mua nhiều hơn bán làm cho giá đi lên

hotro-4900263
Mức giá trên đường màu xanh trong hình là mức hỗ trợ tốt, giá chạm xuống lại bật lên trở lại

Kháng cự cũng là một ngưỡng giá tâm lý. Ở ngưỡng giá đó người mua cảm thấy giá đã tăng khá cao nên số lượng mua giảm đi. Trong khi đó những người bán lại cảm thấy mức giá này hấp dẫn nên tổ chức bán ra số lượng lớn.

Kết quả là thị trường bị mất cân bằng giữa số lượng mua và bán. Trong trường hợp này khối lượng mua sẽ ít hơn khối lượng bán nên đẩy giá đi xuống.

khangcu-5423083
Ở mức giá của đường vạch đỏ, khối lượng bán ra thị trường nhiều hơn khối lượng mua, làm cho giá chạm đường này sẽ đi xuống

Có mấy cách để xác định ?

Hỗ trợ hay kháng cự gọi nôm na là “cản”. Là mức mà nó cản trở giá tiếp tục xu hướng ban đầu. Vậy có mấy cách để xác định cản?

Cách thứ nhất : Cản cứng – vẽ sao sẽ giữ nguyên như vậy không thay đổi. Cách xác định bằng cách vẽ đường trendline (tức đường xiên), đường horizon line (tức đường nằm ngang). Dùng Fibo (tức là các chỉ số vàng của Fibonacci)

horizon-line-5243914
Đường hỗ trợ nằm ngang, cách vẽ không được cắt qua thân nến nhưng cắt càng nhiều bóng nến càng tốt.
trendline-8440800
Đường hỗ trợ nằm xiên, cắt qua càng nhiều đáy càng tốt, nhưng không được cắt ngang thân nến
kc-horizon-3415100
Đường kháng cự nằm ngang vẽ tương tự đường hỗ trợ tuy nhiên, đường KC luôn nằm trên giá
downtrend-2451786
Đường kháng cự nằm xiên vẫn luôn nằm trên giá

Loại thứ 2: Cản mềm – cản tự động, xác định bằng các chỉ báo (indicator) của phần mềm giao dịch. Cản mềm bao gồm, các đường MA, EMA, Bollinger Band, Ichimoku …

Còn tiếp …

This Post Has One Comment

Comments are closed.